Header Ads

Header ADS

Rừng hóa đá bên núi Chư A Thai

(KPVN) - Cách đây từ 4-12 triệu năm, cả dãy núi Chư A Thai này nằm trọn trong miệng núi lửa lớn. Sau đợt dung nhan phun trào, cả cánh rừng nguyên sinh bị chôn vùi trong biển nhan thạch, một số cây không bị đốt cháy mà bị ngâm trongdung nhan chứa chất Silic, chất này ngấm vào các thớ cây, khiến cho cây cứng như đá. Độ cứng của gỗ hóa thạch có thể ngang với Mã não.

Đứng trước khung cảnh này, ai có thể hình dung được hàng trăm triệu năm về trước, nơi đây là mảnh đất của những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, những ngọn núi thấm đẫm huyền tích thần thoại. Và ngay cả khi vùng đất này bị chon vùi dưới lòng nhan thạch khủng khiếp của những đợt phun trào núi lửa tạo nên màu đỏ đặc trưng của đất thì ai có thể tin dưới sự hủy diệt ấy lại sản sinh ra những báu vật mà không từ ngữ nào có thể diễn tả hết vẻ đẹp và sức mạnh tiềm ẩn của nó.

Gia Lai, vùng đất tàn tích của núi lửa, nay đã khoác lên mình chiếc áo mới, hiện đại và tươi tắn hơn. Tuy đổi thay từng ngày nhưng nơi đây ẩn chứa bao bí mật dưới những tán rừng nguyên sinh xanh thẳm, thôi thúc những kẻ ham mê khám phá như chúng tôi mải miết tìm về.

Câu chuyện ngày hôm nay bắt đầu từ thôn Chư Wâu, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Để tới nơi, chúng tôi phải vượt qua cung đường mà bất cứ tài xế kỳ cựu nào cũng phải ngao ngán. Như bao ngôi làng khác của vùng đất Tây Nguyên ngày nay, những mái lá nhà sàn đã được thay thế bằng mái tôn, con đường bê tong chạy thẳng tắp quanh làng có lẽ chỉ còn lại những nụ cười trẻ thơ với trò chơi dân gian đặc trưng và ánh mắt tò mò chào đón khách lạ là còn chút gì đó Tây Nguyên trong sách vở mà chúng tôi đã được đọc.
Dulichgo
Cách đây gần chục năm, câu chuyện về những cây cổ thụ hóa đá ngàn năm lan truyền nhanh chóng từ vùng núi Chư A Thai này, hàng đoàn người kéo tới đây tìm kiếm vận may đổi đời, khuấy đảo sự yên tĩnh của núi rừng để tìm gỗ hóa thạch. Chính vì vậy xã đã phải ra lệnh cấm và dựng lên những hàng rào ngăn trở như thế này. Chúng tôi phải bỏ lại xe và đi bộ lên núi, con đường xuyên qua bãi dâu cao lút đầu người. Càng đi tới gần chân núi, chúng tôi cảm thấy đau lòng với cảnh tượng trước mắt. Dãy Chư A Thai được mệnh danh là rừng vàng với nhiều loại gỗ quý, động vật đa dạng, nay đã biến mất bởi nạn phá rừng, chỉ còn tan hoang, đất đai cằn cỗi, trơ toàn sỏi đá.

Khi so sánh giữa đá thường và gỗ hóa thạch trên tay mới thấy sự khác biệt rõ rệt. Nếu thoáng qua, mẩu thạch gỗ cũng có những vân thớ như một miếng gỗ bình thường, nhưng nếu nhìn kỹ và dùng tay gõ mới biết là mẩu gỗ đá và một đặc điểm nữa là gỗ hóa đá rất nặng, hơn nhiều lần so với loại đá bình thường. Gỗ hóa thạch có lẫn trong các tầng đá vôi. Những mẩu nhỏ như thế này có thể tìm thấy rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ những khối còn nguyên vẹn, kích thước lớn mới có giá trị cao. Cách đây từ 4-12 triệu năm, cả dãy núi Chư A Thai này nằm trọn trong miệng núi lửa lớn. Sau đợt dung nhan phun trào, cả cánh rừng nguyên sinh bị chôn vùi trong biển nhan thạch, một số cây không bị đốt cháy mà bị ngâm trongdung nhan chứa chất Silic, chất này ngấm vào các thớ cây, khiến cho cây cứng như đá. Độ cứng của gỗ hóa thạch có thể ngang với Mã não. Ngày nay, sau những trận mưa hoặc lũ lớn, dưới các lớp bùn đỏ bazan, thỉnh thoảng trồi ra những khúc gỗ hóa thạch tuyệt đẹp.

Theo bước chân 2 người dẫn đường, chúng tôi đi sâu hơn vào núi để tới những địa điểm đã đào được gỗ hóa thạch, Nhìn những hố khai thác để lại, có thể hình dung được kích thước của khối đá gỗ đã được mang đi. Không có dấu hiệu nào để nhận biết đâu là nơi có thể đào thấy đá gỗ, người khai thác hoàn toàn chỉ tìm kiếm theo cảm tính.
Dulichgo
Chính vì vậy, việc đào được những khối đá lớn có giá trị được ví như là được thần rừng mach lối và ăn lộc trời cho. Tuy chứa đựng nhiều rủi ro như vậy nhưng sức hút của những báu vật rừng xanh vẫn khiến những đoàn người không ngừng đổ về đây.

Những khối gỗ hóa thạch trước tiên thực sự là những tác phẩm nghệ thuật tự nhiên hết sức độc đáo, đây cũng là những bảo bối giúp các nhà khoa học tìm hiểu về sự biến đổi của địa chất cách đây hàng triệu, triệu năm. Nhưng lý do khiến chúng nổi tiếng hơn cả là những lời đồn về nguồn năng lượng tích tụ trong mỗi khối đá có thể chữa khỏi nhiều bệnh tật. Cho tới nay, chưa ai chứng minh được điều đó là chính xác hay không, nhưng những khối đá tuyệt đẹp này vẫn tỏa ra sức quyến rũ, mời gọi con người tìm kiếm và làm sửng sốt cả thế giới khi được chiêm ngỡm.

Cùng với quá trình biến đổi địa chất hàng triệu triệu năm, những cánh rừng cổ thụ bị chôn vùi dưới dòng nhan thach của núi lửa nằm sâu trong lòng đất. Sự biến đổi chất diễn ra trong thời gian dài khiến những khối gỗ trở thành những dạng đá kỳ lạ, được gọi chung là gỗ hóa thạch. Nhưng khao khát được nhìn thấy những tuyệt phẩm thiên nhiên theo như lời ca ngợi vẫn thôi thúc mạnh mẽ, chúng tôi quyết định rời núi Chư A Thai, tìm đến một địa chỉ nổi tiếng với bộ sưu tập những khối gạch gỗ tuyệt mỹ.
Dulichgo
Đá gỗ được phân ra làm 2 lớp, lớp bề mặt và lớp dưới, dân kinh doanh buôn bán gọi là đá đen và đá trắng. Đá đen có giá trị kinh tế thấp hơn đá trắng. Mỗi loại đá đều có vẻ đẹp riêng, tùy theo mỗi người chơi. Có nhiều dạng chơi: đá gỗ nguyên bản, đá gỗ sắc lát, đá gỗ đóng. Thấu thạch là cành gỗ bị sâu, mọt ăn vào gỗ, thường được chơi hàng thô, hàng nguyên bản. Theo quan niệm của các nhà sưu tầm đá cảnh nghệ thuật, viên đá có lỗ xuyên qua là biểu tượng của sự tinh anh, suất chúng. Dưới ánh sáng, khối thấu thạch lấp lánh, lung linh như chứa đựng cả một bầu trời sao trên đá. Những viên đá thô sơ, xù xì, sau khi được mài bóng, chế tác, tạo hình dáng, những vân sắc tuyệt đẹp mới hiện rõ. Từng mảng màu hòa quyện, đan xen vào nhau, lấp lánh dưới ánh sáng.

Hành trình của chúng tôi tiếp tục tới công viên Đồng Xanh, nơi đang trưng bày những gốc cây cổ thụ hóa thạch lớn nhất Việt Nam. Trong một khuôn viên rộng lớn, đậm đặc văn hóa Tây Nguyên, chúng tôi được tận mắt nhìn ngắm những khối gạch gỗ cao hàng mét, với đường kính vài vòng tay ôm. Những khối gỗ sừng sững giữa trời vàng óng như hổ phách, những đường vân gỗ còn nguyên vẹn như một minh chứng về sự trường tồn, vĩnh cửu.
Dulichgo
Vẻ đẹp bí ẩn của gỗ hóa thạch như một lời mời gọi đầy thách thức của thiên nhiên với con người, không chỉ làm giới săn lùng cổ vật đảo điên, những báu vật Tây Nguyên này còn là minh chứng vô giá, giúp các nhà khoa học tìm hiểu sự biến đổi địa chất cách đây hàng triệu năm. Các nhà văn hóa phương Đông thì dựa vào thuyết ngũ hành để giải thích quá trình chuyển hóa của gỗ hóa thạch như sau: từ gỗ, màu xanh hành mộc, chuyển sang màu đỏ hành hỏa, rồi màu trắng hành kim, màu vàng hành thổ, màu đen, nâu hành thủy, khi trở lại màu xanh da trời thì đã trở thành đá quý. Do đặc tính của gỗ hóa thạch là nằm sâu dưới long đất hàng triệu năm nên trông nó luôn chứa một từ trường rất lớn. Mang trong mình vẻ đẹp và sự bí ẩn của thiên nhiên, gỗ hóa thạch quả thực là món quà quý giá do trời đất tự nhiên ban tặng loài người nói chung và Việt Nam nói riêng.

Tạm biệt những mẫu mộc thạch khiến con người trầm trồ, chúng tôi bất giác nhìn lại, hình ảnh dãy núi Chư A Thai đang oằn mình dưới những hố đục khoét sâu vào lòng đất cứ nhói lên trong tâm trí. Hy vọng sức mạnh trường tồn của khu rừng triệu năm tuổi sẽ giúp mảnh đất này đứng vững trước long tham ích kỷ của con người.

Theo Khám Phá Việt Nam
Du lịch, GO!

No comments

Powered by Blogger.