Đu đủ đâm - đặc sản của người Khmer
(VNE) - Sợi đu đủ giòn, thơm mùi mắm ruốc là thứ bạn cảm nhận được khi thưởng thức đặc sản này.
Đu đủ đâm là món gỏi đu đủ của người Campuchia. Ở Việt Nam, tên gọi này xuất phát từ việc được chế biến bằng đâm (dầm hoặc giã) trong cối. Món ăn được bán nhiều ở vùng Bảy Núi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Trong tiếng Khmer, đu đủ đâm có tên là bốk-la-hông. Thành phần chính là đu đủ bào sợi. Để món ăn ngon, trái được chọn phải là loại sắp chín để "sau khi ăn vị ngòn ngọt ở cổ họng". Nguyên liệu còn lại là mắm ruốc. Một số nơi sử dụng mắm ba khía, thêm ít sợi rau muống bào, đậu đũa, cà rốt.
Hơn 10 năm kinh nghiệm, chủ một quán ăn đắt khách ở Tri Tôn cho hay, để giữ độ giòn, đu đủ sau khi bào được ngâm qua nước muối loãng. Lúc bày trong tủ phải cho thêm đá viên để ướp lạnh.
< Món ăn thường được bán vào buổi chiều, phổ biến các chợ địa phương.
Dulichgo
Khi có khách gọi món, chủ quán lần lượt cho các đường, muối, bột ngọt, hành tím, tỏi, ớt và một miếng chanh vào cối rồi đâm cho đều. Kế đến, đầu bếp cho vào sợi đu đủ, ít cọng rau muống và các loại rau thơm, quế. Các nguyên liệu tiếp tục được đâm với lực nhẹ hơn để không bị nát.
Nhai chậm rãi, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ của sợi đu đủ giòn sần sật, cùng vị mằn mặn nhưng không quá gắt của mắm. Cộng hưởng thêm là vị chua của chanh, vị cay của ớt kèm vị béo của đậu phộng, mùi thơm của rau, càng kích thích vị giác.
< Hàng xe xếp dài trước cửa quán Rina. Nơi đây đông khách nhất vào tầm khoảng 15h - 17h.
Dulichgo
Đu đủ đâm không được phục vụ kèm nước chấm như các loại gỏi thông thường, bởi mọi gia vị đã hòa quyện trong lúc đâm. Bạn có thể gọi thêm trứng vịt dữa để ăn kèm như người địa phương.
Quán Rina trên đường Tỉnh Lộ 955B, ấp Bằng Rò, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn là một trong những địa chỉ lâu năm nổi tiếng, luôn đông khách vào mỗi buổi xế chiều. Đường vào đây không khó, bạn có thể đi theo bản đồ hoặc hỏi người dân dọc đường. Khu vực này có nhiều địa chỉ khác bán món này.
Theo Di Vỹ (Vnexpress)
Du lịch, GO!
Đu đủ đâm là món gỏi đu đủ của người Campuchia. Ở Việt Nam, tên gọi này xuất phát từ việc được chế biến bằng đâm (dầm hoặc giã) trong cối. Món ăn được bán nhiều ở vùng Bảy Núi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Trong tiếng Khmer, đu đủ đâm có tên là bốk-la-hông. Thành phần chính là đu đủ bào sợi. Để món ăn ngon, trái được chọn phải là loại sắp chín để "sau khi ăn vị ngòn ngọt ở cổ họng". Nguyên liệu còn lại là mắm ruốc. Một số nơi sử dụng mắm ba khía, thêm ít sợi rau muống bào, đậu đũa, cà rốt.
Hơn 10 năm kinh nghiệm, chủ một quán ăn đắt khách ở Tri Tôn cho hay, để giữ độ giòn, đu đủ sau khi bào được ngâm qua nước muối loãng. Lúc bày trong tủ phải cho thêm đá viên để ướp lạnh.
< Món ăn thường được bán vào buổi chiều, phổ biến các chợ địa phương.
Dulichgo
Khi có khách gọi món, chủ quán lần lượt cho các đường, muối, bột ngọt, hành tím, tỏi, ớt và một miếng chanh vào cối rồi đâm cho đều. Kế đến, đầu bếp cho vào sợi đu đủ, ít cọng rau muống và các loại rau thơm, quế. Các nguyên liệu tiếp tục được đâm với lực nhẹ hơn để không bị nát.
Nhai chậm rãi, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ của sợi đu đủ giòn sần sật, cùng vị mằn mặn nhưng không quá gắt của mắm. Cộng hưởng thêm là vị chua của chanh, vị cay của ớt kèm vị béo của đậu phộng, mùi thơm của rau, càng kích thích vị giác.
< Hàng xe xếp dài trước cửa quán Rina. Nơi đây đông khách nhất vào tầm khoảng 15h - 17h.
Dulichgo
Đu đủ đâm không được phục vụ kèm nước chấm như các loại gỏi thông thường, bởi mọi gia vị đã hòa quyện trong lúc đâm. Bạn có thể gọi thêm trứng vịt dữa để ăn kèm như người địa phương.
Quán Rina trên đường Tỉnh Lộ 955B, ấp Bằng Rò, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn là một trong những địa chỉ lâu năm nổi tiếng, luôn đông khách vào mỗi buổi xế chiều. Đường vào đây không khó, bạn có thể đi theo bản đồ hoặc hỏi người dân dọc đường. Khu vực này có nhiều địa chỉ khác bán món này.
Theo Di Vỹ (Vnexpress)
Du lịch, GO!
No comments