Bình yên Kê Gà (Phần 5)
(Tiếp theo) - Đi mệt hơn nửa ngày, tối sau khi ra ngoài kiếm đồ ăn vặt chút đỉnh, đi dạo bãi biển đêm... thì lên quýnh một giấc ngủ ngon đến 6h sáng. Hôm nay, địa điểm bọn mình muốn đến sẽ là Hòn Bà, trên có trạm hải đăng Kê Gà. Buổi chiều sẽ là Phan Thiết, chủ đích 'thăm hỏi' một vài quán bên sông Cà Ty.
< Bình minh, ra ban công nhìn qua xóm nhà bên cạnh. Trời mát lạnh nhưng không nhiều mây, hứa hẹn một ngày nắng tốt.
Địa danh Kê Gà có lẽ mình đã đề cập nhiều lần trong Du lịch, GO! Lần này xin nhắc lại và đề cập thêm các thông tin mới vừa có được nhé.
< Trên phòng nhìn ra biển buổi sáng thế này đây.
Mũi Kê Gà còn được gọi là mũi Khe Gà ở xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Đây là một mũi đất nhô ra Biển Đông cách thành phố Phan Thiết khoảng 40 km về phía tây nam, tọa độ 10⁰41'42" vĩ bắc, 107⁰59'8" kinh đông.
< Lơn tơn vài mươi bước ra chợ sáng ở ngã 3. Giấc xôm tụ nhất của chợ này là khoảng 8h.
< Tham quan một vòng cái chợ bé cỏn con nhưng cũng đủ thứ hàng hóa thượng vàng hạ cám.
Mũi đất này còn được người dân địa phương xưa gọi là Mũi Điện do ngọn hải đăng ở đây phát sáng bằng năng lượng điện. Tuy nhiên, cái tên 'Mũi Điện' cũng được dùng ở nhiều ngọn hải đăng khác như Đại Lãnh (Nha Trang), Bãi Môn (Phú Yên)... còn bạn có thể kêu gì đó... tùy hỉ!
< Bữa sáng với bánh canh cá + chả giò (chẹp, giòn rụm nhưng nhân chay). Tính tiền... 60k do mình là 'khách' chứ không phải người địa phương.
< Cuối chợ có cây xăng DDS Petro.
< Trở ngược về nhà nghỉ nhấm nháp ly cà phê (10k) chờ chuyến ra hải đăng vì trưa hôm qua đã dặn rồi. Bao chuyến 2 người đi riêng: 150k.
< Dưới bãi biển nhìn lên nhà nghỉ, địa điểm ở khá lý tưởng đó chứ?
< Còn hải đăng thì thía này đây, hồi nữa đôi ta sẽ chinh phục, khửa khửa...
< 6h40, người đưa tàu đến quán gọi. Vậy là xách xế đội nồi trực chỉ bãi đá hải đăng qua cổng KDL Biển Đá Vàng. Không gởi xe ở cửa mà chạy thẳng vào luôn - Qua một đoạn đường ngoằn ngoèo khá dốc là gặp bãi đá mũi Kê Gà.
Dựng xe, khóa cổ, tháo mũ treo đó rồi men theo lối mòn xuống biển.
< Dưới biển như cái chợ cá nhỏ đông vui...
< Còn trên bãi đầy những cụm đá to đá nhỏ.
Mũi Kê Gà còn bao gồm một hòn đảo nhỏ cách đất liền khoảng 300 mét, tục gọi là Hòn Bà. Khi thủy triều lên thì Kê Gà bị cách biệt như một hải đảo nhưng khi nước rút xuống thì một dải cát hiện ra nối mũi Kê Gà vào đất liền.
Đảo rộng chỉ 5 ha với hàng trăm cụm đá hoa cương vàng rực muôn hình muôn vẻ, hàng trăm cây sứ đại thụ cùng nhiều cổ thụ và nhiều loại cây lạ khác.
< Lần đầu tiên đưa chính diện cái mặt mẹt lão Điền (trước giờ chỉ thích đưa cảnh vật thôi) vừa lên thuyền thúng - Ra đảo bằng thúng, về bằng ca nô (vì ca nô neo ngoài đảo). Ông bạn bên trái quá giang ra lồng bè, phải là 'thúng trưởng'.
< 'Thúng trưởng' khua mái chèo ra khơi! 'Cô chú cho ông này quá giang ra lồng bè trước nghen' - Đồng ý thôi.
< Trên bè nhìn vào bờ, đá lởm chởm gợi nhớ đến chuyến 'Bình Tiên - Sơn Hải - Kê Gà có gì lạ?' quá. Thuở ấy, bãi đá Kê Gà ở phía Đông - Bắc này còn vô cùng hoang sơ không hề có công trình gì. Tính đến nay đã 6 năm rồi còn chi?
< Thúng cập bến, có lẽ ta là khách đầu tiên trong ngày.
Theo lịch sử hàng hải ở khu vực , Mũi Khe Gà được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu.
Ngay từ các thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí. Để đáp ứng nhu cầu vận tải của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu để xây dựng ngọn hải đăng.
< Hải đăng Kê Gà đây, đây đúng là một đảo đá - tuyệt đẹp... nếu hiếm người.
< Muốn lên chân hải đăng phải qua nhiều lối nhỏ quanh co...
< Nhưng trước khi leo lên cổng thì còn khối thứ đáng nhìn ngắm dưới này.
< Mình bên 'Cổng thiên đàng' và 'Hốc địa ngục' đá.
Năm 1897, công trình ngọn hải đăng cao bằng đá với bình diện tháp hình bát giác được khởi công và đi vào hoạt động năm 1900.
Trong thời gian xây dựng hải đăng, có nhiều người thiệt mạng do tai nạn. Hiện nay, ở đây vẫn lại còn nghĩa địa nhỏ: nơi yên nghỉ của những người đã mất khi xây dựng công trình này.
Còn Tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
< Bình minh, ra ban công nhìn qua xóm nhà bên cạnh. Trời mát lạnh nhưng không nhiều mây, hứa hẹn một ngày nắng tốt.
Địa danh Kê Gà có lẽ mình đã đề cập nhiều lần trong Du lịch, GO! Lần này xin nhắc lại và đề cập thêm các thông tin mới vừa có được nhé.
< Trên phòng nhìn ra biển buổi sáng thế này đây.
Mũi Kê Gà còn được gọi là mũi Khe Gà ở xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Đây là một mũi đất nhô ra Biển Đông cách thành phố Phan Thiết khoảng 40 km về phía tây nam, tọa độ 10⁰41'42" vĩ bắc, 107⁰59'8" kinh đông.
< Lơn tơn vài mươi bước ra chợ sáng ở ngã 3. Giấc xôm tụ nhất của chợ này là khoảng 8h.
< Tham quan một vòng cái chợ bé cỏn con nhưng cũng đủ thứ hàng hóa thượng vàng hạ cám.
Mũi đất này còn được người dân địa phương xưa gọi là Mũi Điện do ngọn hải đăng ở đây phát sáng bằng năng lượng điện. Tuy nhiên, cái tên 'Mũi Điện' cũng được dùng ở nhiều ngọn hải đăng khác như Đại Lãnh (Nha Trang), Bãi Môn (Phú Yên)... còn bạn có thể kêu gì đó... tùy hỉ!
< Bữa sáng với bánh canh cá + chả giò (chẹp, giòn rụm nhưng nhân chay). Tính tiền... 60k do mình là 'khách' chứ không phải người địa phương.
< Cuối chợ có cây xăng DDS Petro.
< Trở ngược về nhà nghỉ nhấm nháp ly cà phê (10k) chờ chuyến ra hải đăng vì trưa hôm qua đã dặn rồi. Bao chuyến 2 người đi riêng: 150k.
< Dưới bãi biển nhìn lên nhà nghỉ, địa điểm ở khá lý tưởng đó chứ?
< Còn hải đăng thì thía này đây, hồi nữa đôi ta sẽ chinh phục, khửa khửa...
< 6h40, người đưa tàu đến quán gọi. Vậy là xách xế đội nồi trực chỉ bãi đá hải đăng qua cổng KDL Biển Đá Vàng. Không gởi xe ở cửa mà chạy thẳng vào luôn - Qua một đoạn đường ngoằn ngoèo khá dốc là gặp bãi đá mũi Kê Gà.
Dựng xe, khóa cổ, tháo mũ treo đó rồi men theo lối mòn xuống biển.
< Dưới biển như cái chợ cá nhỏ đông vui...
< Còn trên bãi đầy những cụm đá to đá nhỏ.
Mũi Kê Gà còn bao gồm một hòn đảo nhỏ cách đất liền khoảng 300 mét, tục gọi là Hòn Bà. Khi thủy triều lên thì Kê Gà bị cách biệt như một hải đảo nhưng khi nước rút xuống thì một dải cát hiện ra nối mũi Kê Gà vào đất liền.
Đảo rộng chỉ 5 ha với hàng trăm cụm đá hoa cương vàng rực muôn hình muôn vẻ, hàng trăm cây sứ đại thụ cùng nhiều cổ thụ và nhiều loại cây lạ khác.
< Lần đầu tiên đưa chính diện cái mặt mẹt lão Điền (trước giờ chỉ thích đưa cảnh vật thôi) vừa lên thuyền thúng - Ra đảo bằng thúng, về bằng ca nô (vì ca nô neo ngoài đảo). Ông bạn bên trái quá giang ra lồng bè, phải là 'thúng trưởng'.
< 'Thúng trưởng' khua mái chèo ra khơi! 'Cô chú cho ông này quá giang ra lồng bè trước nghen' - Đồng ý thôi.
< Trên bè nhìn vào bờ, đá lởm chởm gợi nhớ đến chuyến 'Bình Tiên - Sơn Hải - Kê Gà có gì lạ?' quá. Thuở ấy, bãi đá Kê Gà ở phía Đông - Bắc này còn vô cùng hoang sơ không hề có công trình gì. Tính đến nay đã 6 năm rồi còn chi?
< Thúng cập bến, có lẽ ta là khách đầu tiên trong ngày.
Theo lịch sử hàng hải ở khu vực , Mũi Khe Gà được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu.
Ngay từ các thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí. Để đáp ứng nhu cầu vận tải của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu để xây dựng ngọn hải đăng.
< Hải đăng Kê Gà đây, đây đúng là một đảo đá - tuyệt đẹp... nếu hiếm người.
< Muốn lên chân hải đăng phải qua nhiều lối nhỏ quanh co...
< Nhưng trước khi leo lên cổng thì còn khối thứ đáng nhìn ngắm dưới này.
< Mình bên 'Cổng thiên đàng' và 'Hốc địa ngục' đá.
Năm 1897, công trình ngọn hải đăng cao bằng đá với bình diện tháp hình bát giác được khởi công và đi vào hoạt động năm 1900.
Trong thời gian xây dựng hải đăng, có nhiều người thiệt mạng do tai nạn. Hiện nay, ở đây vẫn lại còn nghĩa địa nhỏ: nơi yên nghỉ của những người đã mất khi xây dựng công trình này.
Còn Tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
No comments