Bình yên Kê Gà (Phần 6)
(Tiếp theo) - Bên trong hải đăng có 183 bậc thang xoáy trôn ốc bằng thép dẫn đến đỉnh hải đăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn.
< Một nhánh rẽ khác trổ ra biển, bọn mình không bỏ lỡ dịp tìm hiểu.
Xung quanh chân Hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước đến nay còn nguyên, toả bóng mát quanh năm. Vật liệu xây cất được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh và máy phát điện.
< Thì ra đường này dẫn ra bến tàu: bến dành cho nhân viên hải đăng.
Có một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước cửa vào Hải đăng khắc năm 1899. Tấm đá hoa cương này chưa biết người Pháp đưa từ đâu đến vì trong khu vực không có loại đá này...
< Du khách đến đâu, rác theo đến đấy. Đảo đá tuyệt đẹp nhưng nhìn các chai nhựa mà khách bỏ lại thấy oải: 100 năm nữa nó mới phân hủy, mà phân hủy thành hạt nhựa li ti gọi là vi nhựa chứ không mất đi hẳn. Cá tôm ăn vi nhựa, ta ăn cá tôm - cuối cùng thì nhựa vẫn vào cái bao tử của ta đấy!
Pà kon đến đây làm ơn làm phước bỏ đúng nơi đúng chỗ vì thùng rác được đặt rất nhiều trên đảo.
< Loanh quanh ở dưới một hồi rồi thì theo đường dốc lên khu vực hải đăng. Cổng nơi này có chú chó canh gác. Khôn lắm đó, thấy bọn mình rẽ nhánh ngã 3 ra mé biển, chú vẫn 'tọa thiền'... cho đến khi bọn mình trở lên rẽ vào hướng cổng là chú chạy ngay vào trong, chắc thông báo rằng 'có khách, có khách kìa'.
< Chú chó chạy vô thì chú em mặc tà lỏn này đi ra, chắc là... 'phó đảo'. Phó đảo nói 'Cô chú cho xin tiền phí tham quan mỗi người 5k'. Nửa kia tặng luôn 20k khiến chàng trai hí hửng quay vào. Thấy thương, phí gì mà có 5k... vậy là tặng thêm chai nước sâm.
... Không phải chỉ là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả những khối đá hoa cương dùng xây Hải đăng đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng hình chữ nhật phẳng. Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã được làm sẵn, khi xây dựng chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và không cần sử dụng vữa kết dính lại, các phiến đá khít khao, bền vững, không cần phải trét sửa chữa.
< Đảo có 2 đồi đá, bên này có nhà điều hành và hải đăng còn bên kia chỉ có đá và cây rừng.
< Mình leo các bậc thang lên ngọn đồi có hải đăng - phía trên nhìn xuống tuyệt đẹp. Những cây sứ này ta phải kêu bằng 'cụ' đó ạ vì các cụ đã có từ hàng trăm năm trước.
< Chỉ mới đến đỉnh đồi đá thôi đã có tầm nhìn thiệt đẹp, từ đây nhìn thấy khu du lịch Bãi Đá Vàng phía trong, nơi bọn mình xuất phát.
< Vài năm nay, trụ hải đăng 'cấm xâm nhập' nên khách đến chơi lang thang chỗ nào đó tùy thích, chỉ không qua được lối 'lên trời' thôi.
Đèn soi đặt ở mực 65 mét so với mục nước biển, chiếu sáng theo chu kỳ đêm ngày giúp tàu bè đi ngang cửa biển. Tầm đèn hải đăng rọi xa 22 hải lý tương đương 40 km. Màu sắc ánh sáng là màu trắng, chu kỳ chớp: Chớp nhóm 3+1, chu kỳ 20s.
< Điền Gia Dũng ngồi tiu nghỉu trước hải đăng! Nói chơi thôi chứ trước chuyến đi, mình đã biết họ cấm rồi.
Ngọn hải đăng Kê Gà có hai thành tích: nó là ngọn hải đăng cao thứ nhì ở Việt Nam và là ngọn hải đăng cổ nhất Việt Nam.
< Một góc cạnh nhìn ra biển.
< Một góc khác giữa rặng sứ um tùm.
Năm 2010, có dự án xây cảng nước sâu tại Kê Gà để làm điểm chuyển vận cho hàng hóa nhất là khoáng sản nhôm từ Tây nguyên ra. Được vài năm, dự án này chết yểu (may mắn thay!) nhưng nó cũng gây hệ lụy lớn với những nhà đầu tư về phương diện du lịch tại đây.
< Vài bước ra ngoài, ta có thể thấy cảnh vật tường tận.
< Nhìn về hướng Đông Bắc để thấy bãi đá trong bờ. Theo đường chim bay, tầm này chỉ 4 trăm mét thôi.
Mũi Kê Gà đã có lịch sử tồn tại cả trăm năm, nhưng tên gọi của nó xuất xứ từ đâu, tại sao lại có tên như vậy và ý nghĩa của nó là gì?
< Quanh quẩn một hồi rồi xuống, ủng hộ cô bé bán nước cứ mời chào hoài bằng cách mua 2 ly sâm bổ lượng, trả tiền chai nước sâm mà hồi nãy đã mua tặng 'phó đảo'.
- Giả thiết 1 cho rằng sở dĩ có tên gọi Khe Gà hay còn gọi là Kê Gà vì mũi đất có khe giống đầu mỏ của một con gà.
- Giả thiết 2 lại định nghĩa đây là một phần đất tách rời từ núi Cẩm Kê mà trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí; sách ghi là Kê Dữ (tức "Đảo Gà") vì nơi đây có đàn gà rừng với màu lông sặc sỡ sống bên khe suối có dòng nước ngọt chảy ra biển.
< Ngồi 'măm' thật vô tư. Còn mình xơi trên cái võng trong hốc đá.
Trong văn bản hành chính thường viết là Kê Gà, nhưng có ý kiến cho rằng, viết đúng phải là Khe Gà.
Ngày nay, hải đăng Kê Gà do Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Nam Bộ quản lý cùng với các hải đăng khác gồm: Vũng Tàu, Bảy Cạnh, Ba Kiềm, Đèn Aval, Cửa Tiểu, Đá Trắng.
< Cái xấu xí của du khách là đây.
Từ vài năm nay, khách tham quan đảo Hòn Bà và hải đăng sẽ không được lên tháp đèn nữa. Theo công văn số 01/HĐKG ngày 12/4/2015 của Trạm Hải Đăng Kê Gà, do thời gian gần đây cầu thang sắt bên trong tháp đèn của hải đăng đã xuống cấp và hư hỏng nhiều nên du khách tới tham quan hải đăng sẽ không được phép leo lên tháp đèn vì lý do an toàn.
< Chụp một tấm cuối rồi alô cho 'thúng trưởng' đòi về. Dạ, con đang chờ đây chú.
Theo Trạm Hải đăng Kê Gà, trong thời gian không được lên tháp đèn, du khách vẫn có thể tham quan tổng thể khu vực trạm Hải Đăng Kê Gà, các thắng cảnh xung quanh. Sau thời gian được các cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí sửa chữa, nâng cấp tháp đèn, Hải đăng Kê Gà sẽ có thông báo lại.
< Xuống bến, lúc này 'thúng trưởng' đã trở thành 'hạm trưởng' lái ca nô.
< Hạm trưởng lái khá điệu nghệ vì anh phải tránh vô số những tảng đá ngầm bên dưới - dưới biển đấy, tinh mắt nhìn kỹ sẽ thấy chúng lờ mờ ẩn hiện dưới nước, tông trúng là tiêu.
Lúc này trên bờ đã có một nhóm du khách chờ sẳn để ra đảo, tầm hai chục người. Bọn mình trả tiền, lên bờ. Chiếc xe vẫn yên vị ở đấy như thầm nói: tía mà tham quan đã chưa?
Đó là 'Theo Trạm Hải đăng Kê Gà' còn theo mình, có một nguyên nhân khác nữa mà người ta không muốn cho khách leo tháp vì ngày nay, người ta chụp ảnh tự sướng... khiếp quá! Đỉnh cao cheo leo gió lộng còn khách lại nghiêng ngã làm dáng đủ kiểu - lỡ ai sẩy chân sẩy tay rớt xuống thì trạm HĐ cũng mang họa lây. Đấy là chưa kể có bác lại lấy thang trôn ốc hải đăng làm nền để chụp ảnh khỏa thân - chủ ảnh đẹp mặt với thiên hạ nhưng những người gác hải đăng lĩnh búa tạ từ sếp, he he...
Còn Tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
< Một nhánh rẽ khác trổ ra biển, bọn mình không bỏ lỡ dịp tìm hiểu.
Xung quanh chân Hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước đến nay còn nguyên, toả bóng mát quanh năm. Vật liệu xây cất được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh và máy phát điện.
< Thì ra đường này dẫn ra bến tàu: bến dành cho nhân viên hải đăng.
Có một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước cửa vào Hải đăng khắc năm 1899. Tấm đá hoa cương này chưa biết người Pháp đưa từ đâu đến vì trong khu vực không có loại đá này...
< Du khách đến đâu, rác theo đến đấy. Đảo đá tuyệt đẹp nhưng nhìn các chai nhựa mà khách bỏ lại thấy oải: 100 năm nữa nó mới phân hủy, mà phân hủy thành hạt nhựa li ti gọi là vi nhựa chứ không mất đi hẳn. Cá tôm ăn vi nhựa, ta ăn cá tôm - cuối cùng thì nhựa vẫn vào cái bao tử của ta đấy!
Pà kon đến đây làm ơn làm phước bỏ đúng nơi đúng chỗ vì thùng rác được đặt rất nhiều trên đảo.
< Loanh quanh ở dưới một hồi rồi thì theo đường dốc lên khu vực hải đăng. Cổng nơi này có chú chó canh gác. Khôn lắm đó, thấy bọn mình rẽ nhánh ngã 3 ra mé biển, chú vẫn 'tọa thiền'... cho đến khi bọn mình trở lên rẽ vào hướng cổng là chú chạy ngay vào trong, chắc thông báo rằng 'có khách, có khách kìa'.
< Chú chó chạy vô thì chú em mặc tà lỏn này đi ra, chắc là... 'phó đảo'. Phó đảo nói 'Cô chú cho xin tiền phí tham quan mỗi người 5k'. Nửa kia tặng luôn 20k khiến chàng trai hí hửng quay vào. Thấy thương, phí gì mà có 5k... vậy là tặng thêm chai nước sâm.
... Không phải chỉ là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả những khối đá hoa cương dùng xây Hải đăng đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng hình chữ nhật phẳng. Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã được làm sẵn, khi xây dựng chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và không cần sử dụng vữa kết dính lại, các phiến đá khít khao, bền vững, không cần phải trét sửa chữa.
< Đảo có 2 đồi đá, bên này có nhà điều hành và hải đăng còn bên kia chỉ có đá và cây rừng.
< Mình leo các bậc thang lên ngọn đồi có hải đăng - phía trên nhìn xuống tuyệt đẹp. Những cây sứ này ta phải kêu bằng 'cụ' đó ạ vì các cụ đã có từ hàng trăm năm trước.
< Chỉ mới đến đỉnh đồi đá thôi đã có tầm nhìn thiệt đẹp, từ đây nhìn thấy khu du lịch Bãi Đá Vàng phía trong, nơi bọn mình xuất phát.
< Vài năm nay, trụ hải đăng 'cấm xâm nhập' nên khách đến chơi lang thang chỗ nào đó tùy thích, chỉ không qua được lối 'lên trời' thôi.
Đèn soi đặt ở mực 65 mét so với mục nước biển, chiếu sáng theo chu kỳ đêm ngày giúp tàu bè đi ngang cửa biển. Tầm đèn hải đăng rọi xa 22 hải lý tương đương 40 km. Màu sắc ánh sáng là màu trắng, chu kỳ chớp: Chớp nhóm 3+1, chu kỳ 20s.
< Điền Gia Dũng ngồi tiu nghỉu trước hải đăng! Nói chơi thôi chứ trước chuyến đi, mình đã biết họ cấm rồi.
Ngọn hải đăng Kê Gà có hai thành tích: nó là ngọn hải đăng cao thứ nhì ở Việt Nam và là ngọn hải đăng cổ nhất Việt Nam.
< Một góc cạnh nhìn ra biển.
< Một góc khác giữa rặng sứ um tùm.
Năm 2010, có dự án xây cảng nước sâu tại Kê Gà để làm điểm chuyển vận cho hàng hóa nhất là khoáng sản nhôm từ Tây nguyên ra. Được vài năm, dự án này chết yểu (may mắn thay!) nhưng nó cũng gây hệ lụy lớn với những nhà đầu tư về phương diện du lịch tại đây.
< Vài bước ra ngoài, ta có thể thấy cảnh vật tường tận.
< Nhìn về hướng Đông Bắc để thấy bãi đá trong bờ. Theo đường chim bay, tầm này chỉ 4 trăm mét thôi.
Mũi Kê Gà đã có lịch sử tồn tại cả trăm năm, nhưng tên gọi của nó xuất xứ từ đâu, tại sao lại có tên như vậy và ý nghĩa của nó là gì?
< Quanh quẩn một hồi rồi xuống, ủng hộ cô bé bán nước cứ mời chào hoài bằng cách mua 2 ly sâm bổ lượng, trả tiền chai nước sâm mà hồi nãy đã mua tặng 'phó đảo'.
- Giả thiết 1 cho rằng sở dĩ có tên gọi Khe Gà hay còn gọi là Kê Gà vì mũi đất có khe giống đầu mỏ của một con gà.
- Giả thiết 2 lại định nghĩa đây là một phần đất tách rời từ núi Cẩm Kê mà trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí; sách ghi là Kê Dữ (tức "Đảo Gà") vì nơi đây có đàn gà rừng với màu lông sặc sỡ sống bên khe suối có dòng nước ngọt chảy ra biển.
< Ngồi 'măm' thật vô tư. Còn mình xơi trên cái võng trong hốc đá.
Trong văn bản hành chính thường viết là Kê Gà, nhưng có ý kiến cho rằng, viết đúng phải là Khe Gà.
Ngày nay, hải đăng Kê Gà do Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Nam Bộ quản lý cùng với các hải đăng khác gồm: Vũng Tàu, Bảy Cạnh, Ba Kiềm, Đèn Aval, Cửa Tiểu, Đá Trắng.
< Cái xấu xí của du khách là đây.
Từ vài năm nay, khách tham quan đảo Hòn Bà và hải đăng sẽ không được lên tháp đèn nữa. Theo công văn số 01/HĐKG ngày 12/4/2015 của Trạm Hải Đăng Kê Gà, do thời gian gần đây cầu thang sắt bên trong tháp đèn của hải đăng đã xuống cấp và hư hỏng nhiều nên du khách tới tham quan hải đăng sẽ không được phép leo lên tháp đèn vì lý do an toàn.
< Chụp một tấm cuối rồi alô cho 'thúng trưởng' đòi về. Dạ, con đang chờ đây chú.
Theo Trạm Hải đăng Kê Gà, trong thời gian không được lên tháp đèn, du khách vẫn có thể tham quan tổng thể khu vực trạm Hải Đăng Kê Gà, các thắng cảnh xung quanh. Sau thời gian được các cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí sửa chữa, nâng cấp tháp đèn, Hải đăng Kê Gà sẽ có thông báo lại.
< Xuống bến, lúc này 'thúng trưởng' đã trở thành 'hạm trưởng' lái ca nô.
< Hạm trưởng lái khá điệu nghệ vì anh phải tránh vô số những tảng đá ngầm bên dưới - dưới biển đấy, tinh mắt nhìn kỹ sẽ thấy chúng lờ mờ ẩn hiện dưới nước, tông trúng là tiêu.
Lúc này trên bờ đã có một nhóm du khách chờ sẳn để ra đảo, tầm hai chục người. Bọn mình trả tiền, lên bờ. Chiếc xe vẫn yên vị ở đấy như thầm nói: tía mà tham quan đã chưa?
Đó là 'Theo Trạm Hải đăng Kê Gà' còn theo mình, có một nguyên nhân khác nữa mà người ta không muốn cho khách leo tháp vì ngày nay, người ta chụp ảnh tự sướng... khiếp quá! Đỉnh cao cheo leo gió lộng còn khách lại nghiêng ngã làm dáng đủ kiểu - lỡ ai sẩy chân sẩy tay rớt xuống thì trạm HĐ cũng mang họa lây. Đấy là chưa kể có bác lại lấy thang trôn ốc hải đăng làm nền để chụp ảnh khỏa thân - chủ ảnh đẹp mặt với thiên hạ nhưng những người gác hải đăng lĩnh búa tạ từ sếp, he he...
Còn Tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
No comments