Tượng Trần Hưng Đạo: nơi giao duyên giữa đất - biển - trời
(VIVU) - Ngoài phong cảnh thiên nhiên còn hoang sơ, biển ôm núi, làng chài Hải Minh còn thu hút du khách bởi tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo đứng sừng sững giữa đất trời.
Làng chài Hải Minh nằm trên bán đảo Phương Mai (thuộc KV 9, phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Từ nội thành, mất 15 phút đi đò máy từ bến Hàm Tử, du khách sẽ đến được làng chài Hải Minh.
Ngồi trên con đò dập dìu trên sóng nước, nhìn về phía xa trên dãy núi Phương Mai, du khách sẽ thấy tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo sừng sững giữa. Để đến được khu vực tượng đài, du khách đi men theo những con đường nhỏ hẹp, quanh co. Qua đoạn nhà dân, tiếp tục leo theo con đường mòn bên sườn núi sẽ đến được chân tượng đài.
Tượng Đức Thánh Trần - Trần Hưng Đạo toạ lạc trên đồi cao khoảng 40m so với mực nước biển, nơi giao duyên hữu tình giữa đất - biển - trời. Tượng được khởi công năm 1972 và hoàn thành năm 1973.
Dulichgo
Tượng cao 16 m, mô tả Đức Thánh Trần đứng trên thuyền Rồng chỉ huy trận Bạch Đàng Giang, với trang phục áo giáp mũ sắt, chân trái đứng trụ chân phải gác lên mạn thuyền, tay phải chỉ về phương Bắc, tay trái nắm chuôi kiếm đeo ở thắt lưng, chuẩn bị xung trận, khuôn mặt toát lên thần sắc của một vị tướng dũng mãnh, đầy quyền lực và quyết đoán.
Dưới tượng Đức Thánh Trần là 4 bức phù điêu khắc họa 4 mặt bệ. Bức phía Đông diễn tả tấm lòng người anh hùng biết bỏ qua mối hiềm khích trong dòng tộc, để tạo mối đoàn kết toàn dân tộc làm sức mạnh đánh dẹp quân thù. Bức phía Tây là hình ảnh Hưng Đạo Đại Vương kiên quyết khuyên vua xông pha đánh giặc, chứ không buông kiếm đầu hàng trước mối họa xâm lăng.
Dulichgo
Bức phía Nam là hình ảnh các bô lão tại hội nghị Diên Hồng, tay giơ cao hô vang hai chữ Sát Thát, đồng lòng cùng cả dân tộc quyết đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Bức phía Bắc mô tả một trận thủy chiến với quân Nguyên - Mông, một cuộc chiến vang dội trong lịch sử với chiến công hiển hách của Đức Thánh Trần.
Phía trước tượng đài là hương áng, được đúc bằng xi măng, ốp đá mài, hai bên được tạo vắt cong lên. Trước hương áng là một lư hương (đỉnh) đúc bằng xi măng, trên thân có trang trí hình rồng, mây. Lư hương và án thờ này là nơi người dân và du khách thường xuyên đến dâng hương, dâng hoa.
Hằng năm cứ đến ngày giỗ và thời gian từ Tết Nguyên Đán đến Thượng Nguyên (Tết Nguyên Tiêu), Trung Nguyên (rằm tháng 7), Hạ Nguyên (rằm tháng 10) và 25 tháng giêng là ngày vía của các tướng hội đồng, khách các nơi lại đến đền thờ cầu phước, cầu lộc. Đặc biệt ngày giỗ, ngoài phần lễ còn diễn ra phần hội rất rộn ràng.Dulichgo
Từ tượng đài nhìn xuống, làng chài Hải Minh nằm uốn mình theo mép sóng, biển ôm làng, làng dựa lưng vào núi với sóng nước mênh mông. Phóng tầm mắt, du khách có cái nhìn bao quát TP. Quy Nhơn, ngắm cầu Thị Nại.
Đến nay, tượng đài Đức Thánh Trần đã được xếp hạng di tích lịch sử vào năm 2007 và trở thành một biểu tượng của vùng đất Hải Minh nói riêng và Bình Định nói chung.
Theo Nguyễn Vân (VIVU 247)
Du lịch, GO!
Khám phá làng chài Hải Minh
Làng chài Hải Minh, chốn bình yên...
Hải Minh xanh
Làng chài Hải Minh nằm trên bán đảo Phương Mai (thuộc KV 9, phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Từ nội thành, mất 15 phút đi đò máy từ bến Hàm Tử, du khách sẽ đến được làng chài Hải Minh.
Ngồi trên con đò dập dìu trên sóng nước, nhìn về phía xa trên dãy núi Phương Mai, du khách sẽ thấy tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo sừng sững giữa. Để đến được khu vực tượng đài, du khách đi men theo những con đường nhỏ hẹp, quanh co. Qua đoạn nhà dân, tiếp tục leo theo con đường mòn bên sườn núi sẽ đến được chân tượng đài.
Tượng Đức Thánh Trần - Trần Hưng Đạo toạ lạc trên đồi cao khoảng 40m so với mực nước biển, nơi giao duyên hữu tình giữa đất - biển - trời. Tượng được khởi công năm 1972 và hoàn thành năm 1973.
Dulichgo
Tượng cao 16 m, mô tả Đức Thánh Trần đứng trên thuyền Rồng chỉ huy trận Bạch Đàng Giang, với trang phục áo giáp mũ sắt, chân trái đứng trụ chân phải gác lên mạn thuyền, tay phải chỉ về phương Bắc, tay trái nắm chuôi kiếm đeo ở thắt lưng, chuẩn bị xung trận, khuôn mặt toát lên thần sắc của một vị tướng dũng mãnh, đầy quyền lực và quyết đoán.
Dưới tượng Đức Thánh Trần là 4 bức phù điêu khắc họa 4 mặt bệ. Bức phía Đông diễn tả tấm lòng người anh hùng biết bỏ qua mối hiềm khích trong dòng tộc, để tạo mối đoàn kết toàn dân tộc làm sức mạnh đánh dẹp quân thù. Bức phía Tây là hình ảnh Hưng Đạo Đại Vương kiên quyết khuyên vua xông pha đánh giặc, chứ không buông kiếm đầu hàng trước mối họa xâm lăng.
Dulichgo
Bức phía Nam là hình ảnh các bô lão tại hội nghị Diên Hồng, tay giơ cao hô vang hai chữ Sát Thát, đồng lòng cùng cả dân tộc quyết đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Bức phía Bắc mô tả một trận thủy chiến với quân Nguyên - Mông, một cuộc chiến vang dội trong lịch sử với chiến công hiển hách của Đức Thánh Trần.
Phía trước tượng đài là hương áng, được đúc bằng xi măng, ốp đá mài, hai bên được tạo vắt cong lên. Trước hương áng là một lư hương (đỉnh) đúc bằng xi măng, trên thân có trang trí hình rồng, mây. Lư hương và án thờ này là nơi người dân và du khách thường xuyên đến dâng hương, dâng hoa.
Hằng năm cứ đến ngày giỗ và thời gian từ Tết Nguyên Đán đến Thượng Nguyên (Tết Nguyên Tiêu), Trung Nguyên (rằm tháng 7), Hạ Nguyên (rằm tháng 10) và 25 tháng giêng là ngày vía của các tướng hội đồng, khách các nơi lại đến đền thờ cầu phước, cầu lộc. Đặc biệt ngày giỗ, ngoài phần lễ còn diễn ra phần hội rất rộn ràng.Dulichgo
Từ tượng đài nhìn xuống, làng chài Hải Minh nằm uốn mình theo mép sóng, biển ôm làng, làng dựa lưng vào núi với sóng nước mênh mông. Phóng tầm mắt, du khách có cái nhìn bao quát TP. Quy Nhơn, ngắm cầu Thị Nại.
Đến nay, tượng đài Đức Thánh Trần đã được xếp hạng di tích lịch sử vào năm 2007 và trở thành một biểu tượng của vùng đất Hải Minh nói riêng và Bình Định nói chung.
Theo Nguyễn Vân (VIVU 247)
Du lịch, GO!
Khám phá làng chài Hải Minh
Làng chài Hải Minh, chốn bình yên...
Hải Minh xanh
No comments