Cù Lao Chàm không cần thêm khách du lịch
(BQN) - Điều khá nghịch lý, bởi bất kỳ điểm du lịch nào cũng mong đông khách, nhưng với Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP.Hội An) khách gia tăng cũng đồng nghĩa làm phát sinh nhiều hệ lụy, nhất là cạn kiệt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Quá tải
Trong 5 ngày nghỉ lễ (27.4 - 1.5), gần 21.000 lượt khách tham quan du lịch đến Cù Lao Chàm, bình quân mỗi ngày khoảng 4.200 người ra đảo. Cao điểm nhất, ngày 29.4 gần 5.500 lượt khách đã “đổ bộ” lên đảo. Trước đó, theo báo cáo của Trung tâm VH-TT TP.Hội An, 3 tháng đầu năm, gần 54.000 lượt khách đã mua vé tham quan Cù Lao Chàm, tăng hơn 69% so với cùng kỳ. Năm 2018, Cù Lao Chàm đón khoảng 420.000 khách. Dự kiến năm nay lượng khách sẽ tương đương năm ngoái. Những con số được xem là “khủng khiếp” nếu so với 2.400 dân trên đảo.
Khách gia tăng đã tạo áp lực gay gắt lên các tài nguyên và môi trường của đảo, nhất là nguồn nước ngọt.
Dulichgo
Hiện toàn bộ dân cư xã Tân Hiệp phụ thuộc vào bể nước 80.000 khối đặt tại Bãi Bìm. Tuy vậy, nguy cơ thiếu nước luôn thường trực trong những tháng mùa nóng. Thực tế, điều này đã không còn xa lạ với người dân trên đảo những năm qua. Đáng ngại hơn, nguồn nước ngầm cũng đang có dấu hiệu sụt giảm do việc khai thác tự phát, không khoa học của người dân và các doanh nghiệp du lịch.
Đặc biệt, công tác xử lý nước thải, rác thải bức bí hơn bao giờ hết. Khảo sát cho thấy, bình quân mỗi ngày có khoảng 4 tấn rác được thải ra môi trường, chủ yếu từ hoạt động du lịch. Hầu hết rác được xử lý theo phương pháp thủ công là đốt và chôn lấp.
Năm 2016, Công ty CP Đầu tư và phát triển Đồng Xanh (tỉnh Bắc Giang) trao tặng xã đảo Tân Hiệp một lò xử lý rác bằng không khí đối lưu, công nghệ Nhật Bản và Thái Lan, đặt tại Eo Gió. Theo thiết kế, một giờ lò sẽ đốt được 500kg rác thải, trung bình mỗi ngày xử lý 3 tấn, công suất tối đa là 10 tấn/ngày. Tuy nhiên, qua hoạt động lò chỉ xử lý được 2 tấn/ngày. Hậu quả, ngoài rác hữu cơ được đốt tại lò thì rác vô cơ phải đốt lộ thiên và chôn lấp, tuy nhiên hiện hố này cũng đã gần đầy.
Theo ông Mai Quốc Bảo - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp, bên cạnh những yếu tố tích cực của du lịch mang lại đối với phát triển kinh tế - xã hội như tăng nguồn thu ngân sách, tạo sinh kế, cải thiện thu nhập cho người dân thì cũng phát sinh nhiều nỗi lo: từ cơ sở vật chất, hạ tầng đến môi trường tự nhiên, môi trường sống.
Dulichgo
“Khách tăng đồng nghĩa lượng rác thải ra môi trường nhiều, trong khi vị trí chôn lấp không thể mở rộng do ảnh hưởng đến khu dân cư. Với tình trạng này, 3 - 4 năm tới việc xử lý rác thải sẽ rất nan giải” - ông Bảo thừa nhận.
Xây dựng điểm du lịch cao cấp
Gần 10 năm qua, kể từ khi Cù Lao Chàm phát triển du lịch, nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm với sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp… nhằm tìm giải pháp cho sự phát triển bền vững Cù Lao Chàm, nhưng mọi giải pháp dường như vẫn loay hoay.
Nhằm hạn chế khách ra đảo, năm 2015 TP.Hội An đã ban hành một số quy định như “Cấm quay đầu” đối với các doanh nghiệp vận chuyển khách tuyến Cửa Đại - Cù Lao Chàm, khống chế lượng khách ra đảo mỗi ngày 3.000 người. Đồng thời tăng phí tham quan đảo từ 30 nghìn đồng lên 70 nghìn đồng. Tuy nhiên, áp lực từ du lịch lên đảo không vì thế mà giảm đi.
Một số ý kiến cho rằng, để giảm khách ra Cù Lao Chàm, giải pháp khả thi nhất là nâng phí tham quan và giá tour lên nhằm sàng lọc khách; xây dựng Cù Lao Chàm trở thành điểm du lịch cao cấp chứ không phải điểm đến bình dân, rẻ tiền như thời gian qua. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An cho rằng, điều này khó thể thực hiện. Ngoài việc phải được HĐND tỉnh thông qua thì việc tăng phí tham quan cũng đồng nghĩa Cù Lao Chàm phải có sản phẩm dịch vụ tương xứng, mà điều này thì khó thể thực hiện trong tình hình hiện nay.Dulichgo
“Bây giờ, thậm chí nước uống cũng không đủ thì làm sao phục vụ khách được. Chưa kể, quan điểm của thành phố là chú trọng vấn đề bảo tồn chứ không phải khai thác hay triển khai các dự án. Cù Lao Chàm không cần tăng khách nữa, thậm chí chúng tôi còn muốn giảm. Mục tiêu sắp đến của thành phố là đầu tư nhà máy lọc nước biển nhằm cung cấp nước ngọt cho đảo, kể cả tìm nguồn thực phẩm hải sản từ các nơi tới, chứ hải sản tại Cù Lao Chàm không đủ cung cấp cho hoạt động du lịch” - ông Sơn nói.
Dulichgo
Liên quan đến việc TP.Đà Nẵng muốn mở tuyến tham quan Cù Lao Chàm đi từ sông Hàn vào, ông Sơn quả quyết, trong khi TP.Hội An khống chế các tàu nhỏ ra đời nhằm hạn chế khách thì việc mở tuyến mới hoặc thêm khách lên đảo là không cần thiết và cũng không được thành phố đặt ra. Nên việc TP.Đà Nẵng đơn phương ban hành hoặc triển khai Kế hoạch 2162 (về phát triển điểm đến, sản phẩm dịch vụ trên tuyến du lịch đường thủy nội địa TP.Đà Nẵng giai đoạn 2019 - 2021, trong đó có lộ trình sông Hàn đi Cù Lao Chàm) chắc chắn sẽ không được Hội An đồng ý.
TP.Hội An hiện có 152 phương tiện tàu thuyền phục vụ khách du lịch tuyến Hội An - Cù Lao Chàm, gồm 145 ca nô và 7 tàu gỗ, tổng sức chứa 4.290 chỗ ngồi. Trong đó có 26 phương tiện đạt tiêu chuẩn SB với 946 chỗ ngồi.
Theo Khánh Linh (Quảng Nam Online)
Du lịch, GO!
Quá tải
Trong 5 ngày nghỉ lễ (27.4 - 1.5), gần 21.000 lượt khách tham quan du lịch đến Cù Lao Chàm, bình quân mỗi ngày khoảng 4.200 người ra đảo. Cao điểm nhất, ngày 29.4 gần 5.500 lượt khách đã “đổ bộ” lên đảo. Trước đó, theo báo cáo của Trung tâm VH-TT TP.Hội An, 3 tháng đầu năm, gần 54.000 lượt khách đã mua vé tham quan Cù Lao Chàm, tăng hơn 69% so với cùng kỳ. Năm 2018, Cù Lao Chàm đón khoảng 420.000 khách. Dự kiến năm nay lượng khách sẽ tương đương năm ngoái. Những con số được xem là “khủng khiếp” nếu so với 2.400 dân trên đảo.
Khách gia tăng đã tạo áp lực gay gắt lên các tài nguyên và môi trường của đảo, nhất là nguồn nước ngọt.
Dulichgo
Hiện toàn bộ dân cư xã Tân Hiệp phụ thuộc vào bể nước 80.000 khối đặt tại Bãi Bìm. Tuy vậy, nguy cơ thiếu nước luôn thường trực trong những tháng mùa nóng. Thực tế, điều này đã không còn xa lạ với người dân trên đảo những năm qua. Đáng ngại hơn, nguồn nước ngầm cũng đang có dấu hiệu sụt giảm do việc khai thác tự phát, không khoa học của người dân và các doanh nghiệp du lịch.
Đặc biệt, công tác xử lý nước thải, rác thải bức bí hơn bao giờ hết. Khảo sát cho thấy, bình quân mỗi ngày có khoảng 4 tấn rác được thải ra môi trường, chủ yếu từ hoạt động du lịch. Hầu hết rác được xử lý theo phương pháp thủ công là đốt và chôn lấp.
Năm 2016, Công ty CP Đầu tư và phát triển Đồng Xanh (tỉnh Bắc Giang) trao tặng xã đảo Tân Hiệp một lò xử lý rác bằng không khí đối lưu, công nghệ Nhật Bản và Thái Lan, đặt tại Eo Gió. Theo thiết kế, một giờ lò sẽ đốt được 500kg rác thải, trung bình mỗi ngày xử lý 3 tấn, công suất tối đa là 10 tấn/ngày. Tuy nhiên, qua hoạt động lò chỉ xử lý được 2 tấn/ngày. Hậu quả, ngoài rác hữu cơ được đốt tại lò thì rác vô cơ phải đốt lộ thiên và chôn lấp, tuy nhiên hiện hố này cũng đã gần đầy.
Theo ông Mai Quốc Bảo - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp, bên cạnh những yếu tố tích cực của du lịch mang lại đối với phát triển kinh tế - xã hội như tăng nguồn thu ngân sách, tạo sinh kế, cải thiện thu nhập cho người dân thì cũng phát sinh nhiều nỗi lo: từ cơ sở vật chất, hạ tầng đến môi trường tự nhiên, môi trường sống.
Dulichgo
“Khách tăng đồng nghĩa lượng rác thải ra môi trường nhiều, trong khi vị trí chôn lấp không thể mở rộng do ảnh hưởng đến khu dân cư. Với tình trạng này, 3 - 4 năm tới việc xử lý rác thải sẽ rất nan giải” - ông Bảo thừa nhận.
Xây dựng điểm du lịch cao cấp
Gần 10 năm qua, kể từ khi Cù Lao Chàm phát triển du lịch, nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm với sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp… nhằm tìm giải pháp cho sự phát triển bền vững Cù Lao Chàm, nhưng mọi giải pháp dường như vẫn loay hoay.
Nhằm hạn chế khách ra đảo, năm 2015 TP.Hội An đã ban hành một số quy định như “Cấm quay đầu” đối với các doanh nghiệp vận chuyển khách tuyến Cửa Đại - Cù Lao Chàm, khống chế lượng khách ra đảo mỗi ngày 3.000 người. Đồng thời tăng phí tham quan đảo từ 30 nghìn đồng lên 70 nghìn đồng. Tuy nhiên, áp lực từ du lịch lên đảo không vì thế mà giảm đi.
Một số ý kiến cho rằng, để giảm khách ra Cù Lao Chàm, giải pháp khả thi nhất là nâng phí tham quan và giá tour lên nhằm sàng lọc khách; xây dựng Cù Lao Chàm trở thành điểm du lịch cao cấp chứ không phải điểm đến bình dân, rẻ tiền như thời gian qua. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An cho rằng, điều này khó thể thực hiện. Ngoài việc phải được HĐND tỉnh thông qua thì việc tăng phí tham quan cũng đồng nghĩa Cù Lao Chàm phải có sản phẩm dịch vụ tương xứng, mà điều này thì khó thể thực hiện trong tình hình hiện nay.Dulichgo
“Bây giờ, thậm chí nước uống cũng không đủ thì làm sao phục vụ khách được. Chưa kể, quan điểm của thành phố là chú trọng vấn đề bảo tồn chứ không phải khai thác hay triển khai các dự án. Cù Lao Chàm không cần tăng khách nữa, thậm chí chúng tôi còn muốn giảm. Mục tiêu sắp đến của thành phố là đầu tư nhà máy lọc nước biển nhằm cung cấp nước ngọt cho đảo, kể cả tìm nguồn thực phẩm hải sản từ các nơi tới, chứ hải sản tại Cù Lao Chàm không đủ cung cấp cho hoạt động du lịch” - ông Sơn nói.
Dulichgo
Liên quan đến việc TP.Đà Nẵng muốn mở tuyến tham quan Cù Lao Chàm đi từ sông Hàn vào, ông Sơn quả quyết, trong khi TP.Hội An khống chế các tàu nhỏ ra đời nhằm hạn chế khách thì việc mở tuyến mới hoặc thêm khách lên đảo là không cần thiết và cũng không được thành phố đặt ra. Nên việc TP.Đà Nẵng đơn phương ban hành hoặc triển khai Kế hoạch 2162 (về phát triển điểm đến, sản phẩm dịch vụ trên tuyến du lịch đường thủy nội địa TP.Đà Nẵng giai đoạn 2019 - 2021, trong đó có lộ trình sông Hàn đi Cù Lao Chàm) chắc chắn sẽ không được Hội An đồng ý.
TP.Hội An hiện có 152 phương tiện tàu thuyền phục vụ khách du lịch tuyến Hội An - Cù Lao Chàm, gồm 145 ca nô và 7 tàu gỗ, tổng sức chứa 4.290 chỗ ngồi. Trong đó có 26 phương tiện đạt tiêu chuẩn SB với 946 chỗ ngồi.
Theo Khánh Linh (Quảng Nam Online)
Du lịch, GO!
No comments