Bình dị với bức tranh Lao Chải
(VIVU) - Tránh xa cuộc sống thành thị xô bồ, ồn ào và ngập tràn khói bụi. Thời gian gần đây, du khách có xu hướng tìm về các làng bản dân tộc trên vùng núi để được thả mình vào đời sống của những người dân tộc hết sức bình dị và nhàn nhã.
Nằm trên địa bàn thuộc tỉnh Lào Cai, Lao Chải là một bản làng của những dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc như H’Mông, Hà Nhì, Giày… Khác với thị trấn Sapa ồn ào náo nhiệt, hay Lào Cai hiện đại tấp nập, Lao Chải lại nhẹ nhàng như một bông hoa dại nép mình vào rừng núi nhưng hương thơm và vẻ đẹp khiến ai đã từng đặt chân đến đây sẽ khó có thể quên.
Di chuyển chừng 7km từ thị trấn Sapa qua hết con phố Cầu Mây rồi rẽ sang phố Mường Hoa, du khách sẽ đặt chân đến bản Lao Chải. Được bao bọc bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ và núi Hàm Rồng, bản làng của những người dân H’Mông, Hà Nhì hiện lên như những cư dân được thần núi che chở theo truyền thuyết của người H’Mông. Họ sinh sống, lao động một cách chăm chỉ để mong hưởng một cuộc sống an bình.
Dulichgo
Tuy là nơi cư trú, sinh sống của nhiều dân tộc nhưng nơi đây không hề có chuyện đấu tranh hay phân biệt tôn giáo, dân tộc khác nhau. Những người H’Mông, Hà Nhì, Giày… chung sống hòa thuận và vô cùng đoàn kết, sẵn sàng san sẻ, giúp đỡ những gì thuộc về mình cho hàng xóm cận kề.Dulichgo
Mỗi dân tộc sẽ phát huy những gì thuộc về thế mạnh của họ. Nếu như những người Giày trồng trọt lúa nước thuộc thung lũng gần nguồn nước thì người H’Mông, Hà Nhì lại trồng ngô, sắn, lúa nương trên sườn đồi cao và sườn núi phía sau làng.
Nổi tiếng với hình ảnh ruộng bậc thang, được tạo nên từ những con người hăng say lao động thuở xưa, khai hoang đất đồi cằn cỗi để nay trở thành đất ruộng màu mỡ. Thật may mắn nếu du khách đến đây vào mùa lúa chín vào khoảng tháng 9 - tháng 10, khó ai có thể rời mắt khỏi những thửa ruộng vàng óng ánh.
Hình ảnh những người dân bản địa H’Mông và Hà Nhì hăng say lao động, kệ nắng kệ nóng giữa những cánh đồng bát ngát. Họ nói cười, gánh lúa, chất rạ… tạo nên một bức tranh sinh hoạt mùa vụ diễn ra sống động đầy sức sống.
Dulichgo
Sống trong những ngôi nhà được xây từ đất hết sức lạ mắt mà cũng rất chắc chắn, những người vợ, người phụ nữ bản Lao Chải thêu dệt công phu một cách khéo léo, nhanh chóng tạo ra những bộ trang phục truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.
Một số trang phục có nhiều màu sắc sặc sỡ của người Hà Nhì hay đơn giản với màu xanh dương cổ truyền của người Giày. Tất cả hòa hợp, tạo thành một bản đa sắc màu dưới mắt của khách du lịch khi đến thăm bản.
Những người dân Lao Chải sử dụng một loại lịch riêng, họ thường xuyên tổ chức các mùa lễ hội độc đáo và đặc sắc. Nếu đến đúng vào dịp lễ hội, du khách có thể cùng dân cư trong bản tham gia các hoạt động hấp dẫn, vui nhộn như gặt, đập lúa, cưỡi trâu, làm bánh dày…
Du khách cũng đừng quên bỏ qua những đặc sản tại Lao Chải. Một số món ăn đặc trưng của dân bản độc đáo và ngon lành được chế biến từ rau, thịt gà và thịt lợn. Tất cả những nguyên liệu này đều do người dân tự trồng, tự nuôi và mang cả tinh hoa của núi rừng để làm món ăn có vị mà chẳng nơi nào có thể tạo ra được.
Dulichgo
Mang một cảm nhận đúng nghĩa và sâu sắc về cuộc sống giữa bản làng, một cuộc sống đơn giản, chất phác, thân thiện và bình dị, ở đây không có rạp chiếu phim, trung tâm thương mại hay siêu thị… Ở đây, người dân bản Lao Chải lựa chọn tránh xa những gì thuộc về hiện đại mà trở về với một đời sống giữa thiên nhiên và núi rừng.
Theo TĐ (Vivu 247)
Du lịch, GO!
Nằm trên địa bàn thuộc tỉnh Lào Cai, Lao Chải là một bản làng của những dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc như H’Mông, Hà Nhì, Giày… Khác với thị trấn Sapa ồn ào náo nhiệt, hay Lào Cai hiện đại tấp nập, Lao Chải lại nhẹ nhàng như một bông hoa dại nép mình vào rừng núi nhưng hương thơm và vẻ đẹp khiến ai đã từng đặt chân đến đây sẽ khó có thể quên.
Di chuyển chừng 7km từ thị trấn Sapa qua hết con phố Cầu Mây rồi rẽ sang phố Mường Hoa, du khách sẽ đặt chân đến bản Lao Chải. Được bao bọc bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ và núi Hàm Rồng, bản làng của những người dân H’Mông, Hà Nhì hiện lên như những cư dân được thần núi che chở theo truyền thuyết của người H’Mông. Họ sinh sống, lao động một cách chăm chỉ để mong hưởng một cuộc sống an bình.
Dulichgo
Tuy là nơi cư trú, sinh sống của nhiều dân tộc nhưng nơi đây không hề có chuyện đấu tranh hay phân biệt tôn giáo, dân tộc khác nhau. Những người H’Mông, Hà Nhì, Giày… chung sống hòa thuận và vô cùng đoàn kết, sẵn sàng san sẻ, giúp đỡ những gì thuộc về mình cho hàng xóm cận kề.Dulichgo
Mỗi dân tộc sẽ phát huy những gì thuộc về thế mạnh của họ. Nếu như những người Giày trồng trọt lúa nước thuộc thung lũng gần nguồn nước thì người H’Mông, Hà Nhì lại trồng ngô, sắn, lúa nương trên sườn đồi cao và sườn núi phía sau làng.
Nổi tiếng với hình ảnh ruộng bậc thang, được tạo nên từ những con người hăng say lao động thuở xưa, khai hoang đất đồi cằn cỗi để nay trở thành đất ruộng màu mỡ. Thật may mắn nếu du khách đến đây vào mùa lúa chín vào khoảng tháng 9 - tháng 10, khó ai có thể rời mắt khỏi những thửa ruộng vàng óng ánh.
Hình ảnh những người dân bản địa H’Mông và Hà Nhì hăng say lao động, kệ nắng kệ nóng giữa những cánh đồng bát ngát. Họ nói cười, gánh lúa, chất rạ… tạo nên một bức tranh sinh hoạt mùa vụ diễn ra sống động đầy sức sống.
Dulichgo
Sống trong những ngôi nhà được xây từ đất hết sức lạ mắt mà cũng rất chắc chắn, những người vợ, người phụ nữ bản Lao Chải thêu dệt công phu một cách khéo léo, nhanh chóng tạo ra những bộ trang phục truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.
Một số trang phục có nhiều màu sắc sặc sỡ của người Hà Nhì hay đơn giản với màu xanh dương cổ truyền của người Giày. Tất cả hòa hợp, tạo thành một bản đa sắc màu dưới mắt của khách du lịch khi đến thăm bản.
Những người dân Lao Chải sử dụng một loại lịch riêng, họ thường xuyên tổ chức các mùa lễ hội độc đáo và đặc sắc. Nếu đến đúng vào dịp lễ hội, du khách có thể cùng dân cư trong bản tham gia các hoạt động hấp dẫn, vui nhộn như gặt, đập lúa, cưỡi trâu, làm bánh dày…
Du khách cũng đừng quên bỏ qua những đặc sản tại Lao Chải. Một số món ăn đặc trưng của dân bản độc đáo và ngon lành được chế biến từ rau, thịt gà và thịt lợn. Tất cả những nguyên liệu này đều do người dân tự trồng, tự nuôi và mang cả tinh hoa của núi rừng để làm món ăn có vị mà chẳng nơi nào có thể tạo ra được.
Dulichgo
Mang một cảm nhận đúng nghĩa và sâu sắc về cuộc sống giữa bản làng, một cuộc sống đơn giản, chất phác, thân thiện và bình dị, ở đây không có rạp chiếu phim, trung tâm thương mại hay siêu thị… Ở đây, người dân bản Lao Chải lựa chọn tránh xa những gì thuộc về hiện đại mà trở về với một đời sống giữa thiên nhiên và núi rừng.
Theo TĐ (Vivu 247)
Du lịch, GO!
No comments